Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Hàn Mặc Tử - một vầng sáng lạ lùng và dữ dội
Có lẽ những người yêu thi ca đều biết "lời rao trăng" "Ai mua trăng tôi bán trăng cho" nổi tiếng là của nhà thơ kiệt xuất Hàn Mặc Tử - một trong những cây bút nổi bật của dòng thơ lãng mạn Việt Nam. Ông đã biến nỗi đau của đời mình thành khao khát được sống, được yêu, được sáng tạo đến vô cùng… Nỗi đau tận cùng và tình thơ mạnh mẽ đã tạo nên một Hàn Mạc Tử trong lòng người yêu thơ Việt Nam.

 



 

"Ai mua trăng tôi bán trăng cho

Trăng nằm yên trên cành liễu đợi chờ

Ai mua trăng tôi bán trăng cho

Chẳng bán tình duyên ước hẹn thề”.

 

Rời ghế nhà trường để bước vào đời ở tuổi 18 và trút hơi thở cuối cùng khi chưa tròn 28 tuổi, thời gian va chạm với đời của Hàn Mặc Tử chỉ kéo dài chưa tới 10 năm. Dù sự hiện diện trên cõi đời chỉ như hương hoa trong khoảnh khắc, nhưng bằng tài năng xuất chúng, với nỗi đau của định mệnh nghiệt ngã, Hàn Mặc Tử đã để lại cho đời một di sản quí báu với nhiều bài thơ “thần bút”, lưu lại những dấu vết bất tử theo thời gian và sống mãi bên cạnh tên tuổi chàng thi sĩ tài hoa nhưng bạc phận. 

 

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh vào ngày 22/9/1912 tại ngôi làng Lệ Mỹ bên dòng Nhật Lệ, nay thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Hàn Mặc Tử bộc lộ một tài năng thơ ca từ rất sớm. Năm 16 tuổi, ông đã bắt đầu làm thơ và nổi tiếng trên thi đàn với bài thơ đầu tiên “Vội vàng chi lắm” họa vận bài Gởi nhạn của nhà thơ Mộng Châu.

 

Năm 1931, với bút hiệu Phong Trần, Hàn Mặc Tử có ba bài thơ “Chùa hoang”, “Gái ở chùa” và “Thức khuya” đăng trên Thực nghiệp Dân báo, được cụ Phan Bội Châu chủ nhân Thi xã Mộng Du họa thơ và đề cao. Đó là những câu thơ tiên phong trong cách tân chữ nghĩa và cách mạng trong tư tưởng:

Bóng nguyệt leo song rờ rẫm gối/ Gió Thu lọt cửa cọ mài chăn.

(Thức khuya).

 

Từ năm 1935, ông đổi bút hiệu thành Lệ Thanh, rồi Hàn Mặc Tử. "Hàn Mặc Tử" là "chàng bức rèm lạnh" hay "chàng đơn lạnh". Cái tên ấy đã ứng với dự cảm về những năm cuối trên đỉnh thơ cô đơn, lẻ lạnh của riêng ông. 

 

Năm 1936, Hàn Mặc Tử cho xuất bản tập "Gái quê" lừng danh và cũng chính lúc này ông phát hiện mình bị bệnh phong. Ông đã thành lập Trường thơ Loạn, dốc tàn lực viết nên những thi phẩm nổi tiếng. 

 

Hàn Mặc Tử đã đem đến cho thơ mới một phong cách độc đáo và sáng tạo. Bên cạnh những tác phẩm bình dị, trong trẻo, chan chứa tình quê là các tác phẩm đầy những cảm hứng lạ lùng, huyền bí, thậm chí đến điên loạn, phản ảnh trực tiếp một tâm hồn yêu thơ, yêu đời chan chứa, nhưng lại quằn quại vì cơn bệnh phong đau đớn dày vò. Nói như Hoài Thanh trong cuốn Thi nhân Việt Nam: “Đây là một nguồn thơ dào dạt và lạ lùng, vườn thơ Hàn rộng không bờ, bến, càng xa càng ớn lạnh…".

 

Hàn Mặc Tử là một người đa sầu đa cảm. Gặp ai cũng đem lòng thương nhớ. Vì thế có rất nhiều hình bóng giai nhân đã đi vào thơ của Hàn Mặc Tử, và ông cũng đã đổ biết bao máu lệ để tặng cho họ những vần thơ. Nhờ tình yêu, Hàn Mặc Tử đã cống hiến cho đời những thi phẩm vừa lãng mạn vừa dữ dội.

 

Mộng Cầm là mối tình đầu của nhà thơ khi hai người gặp gỡ nhau tại Phan Thiết và Quy Nhơn. Hai người thề nguyền gắn bó keo sơn, cùng nhau xướng họa thi văn, hẹn hò trăm năm. Nhưng 6 tháng sau khi Hàn Mặc Tử lâm bệnh, Mộng Cầm đã đi lấy chồng! Nỗi đau đớn tuyệt vọng của thi sỹ có lúc như phẫn uất, điên cuồng: "Làm sao giết được người trong mộng. Để trả thù duyên kiếp phụ phàng", có lúc chợt vỡ oà thành tiếng khóc não nùng, thê thiết: “Trăng vàng ngọc, trăng ân tình chưa phỉ/Ta nhìn trăng, khôn xiết ngậm ngùi trăng”.

 

Trong số các người tình của Hàn Mặc Tử, có lẽ không ai yêu ông tha thiết bằng nữ sĩ Mai Ðình, tên thật là Mai Thị Lệ Kiều. Mai Ðình thường gửi những bài thơ ký tên Lệ Kiều xin nhà thơ sửa và đăng báo. Từ đó tình thơ chớm nở. Biết người yêu mang trọng bệnh nhưng bất chấp sự ngăn cản của gia đình cũng như sự né tránh của người yêu, Mai Ðình vẫn gần gũi và chăm sóc ông hết mình. Sau này, khi về thăm mộ nhà thơ, nữ sĩ Mai Ðình đã viết những vần thơ nức nở:

 

“Bên anh, xin Chúa cho xây mãi

Nấm mồ thương nhớ, khổ thương đau

Hình anh, em khắc trong tim

Cho mai trắng nở quanh viền mộ anh”.

 

Và còn nhiều nữa những hình bóng giai nhân xuất hiện trong thơ Hàn Mặc Tử, có những người để lại dấu ấn đậm nét, cũng có những người chỉ là cơn gió thoảng qua, nhưng tất cả đều là những nguồn thơ bất tận, được thi sĩ gửi vào những vần thơ tuyệt tác.

 

Trong những tháng ngày cuối cùng của cuộc đời, Hàn Mặc Tử đã dốc toàn lực viết nên thi phẩm nổi tiếng, trong đó có bài “Đây thôn Vĩ Dạ” in trong tập "Đau thương" để tặng người yêu là Kim Cúc. "Đây thôn Vỹ Dạ" là giọng tình day dứt – là một lời tỏ tình với cuộc đời của một tình yêu tuyệt vọng, đơn phương. Bài thơ còn là tình yêu thiên nhiên, yêu con người Vĩ Dạ một cách nồng cháy – nơi chất chứa biết bao kỉ niệm. 

 

Trải qua bao năm tháng, cái tình của Hàn Mặc Tử vẫn còn tươi nguyên, nóng hổi và day dứt trong lòng người đọc. 

 

Hàn Mặc Tử đã trút hơi thở cuối vào sáng sớm một ngày cuối năm 1940 tại nhà thương Quy Hoà trong tiếng chuông nhà nguyện đưa thi sĩ về thế giới bên kia… 

Giã từ cõi nhân gian vừa lúc 28 tuổi xuân xanh bởi sự nghiệt ngã của tật bệnh, Hàn Mặc Tử đã ra đi trong đau đớn không phải của thể chất mà ở tâm hồn. 

 

Ngôi sao ấy xẹt qua bầu trời thi ca Việt nhưng đã kịp để lại vầng sáng lạ lùng và dữ dội. Nửa đời người chưa qua hết nhưng Hàn Mặc Tử đã làm tròn sứ mệnh của mình, để lại cho nền văn học Việt Nam một đời thơ giá trị.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    'Tìm bố ở New York' - câu chuyện từ bi kịch 11/9 (17-09-2014)
    Cuộc đời bi kịch của hai chị em nghệ sĩ Pháp (12-09-2014)
    Người phụ nữ dám yêu và hạnh phúc trên đất Mỹ (11-09-2014)
    Sách 'Vang vọng một thời' kể hành trình âm nhạc của Phạm Duy (08-09-2014)
    Haruki Murakami và giấc mơ được ngồi dưới đáy giến (02-09-2014)
    Thỏ Peter - trăm năm nghịch ngợm (25-08-2014)
    Samantha Shanon và câu chuyện về thế giới năm 2059 (18-08-2014)
    Hãy cài lên ngực bông hồng mùa Vu Lan (11-08-2014)
    Hội An đêm - thiên đường bình yên (05-08-2014)
    Hà Nội xấu xí và nhốn nháo trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (31-07-2014)
    Nguyễn Đình Tú viết về chiến tranh biên giới phía Bắc (28-07-2014)
    Tô Hoài - hạt ngọc của làng văn học Việt Nam (08-07-2014)
    Bộ sách 'Biểu tượng' - giải mã những ký tự cuộc sống (30-06-2014)
    Salammbô - tiểu thuyết lịch sử từng làm náo động Paris (19-06-2014)
    'Hiện tượng con người' - sách hòa giải khoa học và tôn giáo (17-06-2014)
    'Tháng năm của Kẹo' - khúc tự tình với Hà Nội (15-06-2014)
    Thơ của Ngô Tự Lập được đề cử PEN Award (09-06-2014)
    Lần đầu mẹ đi máy bay (05-06-2014)
    Ôi Tổ quốc tôi (03-06-2014)
    Sách nhạc 'Đưa em tìm động hoa vàng' tưởng nhớ Phạm Duy (30-05-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152737220.